Aptomat

Hiển thị tất cả 5 kết quả

350.000 VNĐ
Model:  HEB233C15W-C20W
73.000 VNĐ80.000 VNĐ
Model:  10A-15A-20A-30A-40A
580.000 VNĐ740.000 VNĐ
Model:  20A-32A-40A-50A-63A
130.000 VNĐ162.000 VNĐ
Model:  16A-20A-25A-32A-40A-50A-63A
65.000 VNĐ81.000 VNĐ
Model:  10A-16A-20A-25A-32A-40A-50A-63A

Aptomat tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Nga, Aptomat được hiểu như là một thiết bị đóng/ngắt nguồn điện tự động. Tên tiếng Anh là Circuit Bkeaker (viết tắt là CB), Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, hay còn có chức năng chống rò, bảo vệ theo từ nhiệt. Aptomat được chia theo chức năng nên sẽ có nhiều dòng khác nhau. Dưới đây tổng hợp các thông tin và các dòng Aptomat, cách thức hoạt động và cấu tạo.

1. Cấu tạo của Aptomat

Cấu tạo Aptomat thường (MCB và MCCB): hường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).

Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.

aptomat

2. Phân loại các dòng Aptomat

2.1. Phân loại theo cấu tạo

Aptomat dạng tép MCB (Miniature Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

Aptomat dạng khối MCCB (Moulded Case Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và ngắn mạch

Aptomat tép 1 cực dòng cắt 6000A

2.2. Phân loại theo số pha/số cực

Aptomat 1 pha: 1 cực

Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): 2 cực

Aptomat 2 pha: 2 cực

Aptomat 3 pha: 3 cực

Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): 4 cực

Aptomat 4 pha: 4 cực

Aptomat tép 2 cực dòng cắt 6000A

2.3. Phân loại theo chức năng

Aptomat thường: Bảo vệ quá tải, ngắn mạch. Aptomat dạng tép MCB (Miniature Circuit Breaker) và Aptomat dạng khối MCCB (Moulded Case Circuit Breaker).

Aptomat dòng rò: RCCB (Residual Current Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò dạng tép), RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng tép), ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng khối).

Aptomat tép chống giật dòng dò 30mA

2.4. Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch

Dòng cắt thấp: Thường sử dụng trong dân dụng

Dòng cắt tiêu chuẩn: Thường sử dụng trong công nghiệp

Dòng cắt cao: Thường dùng trong công nghiệp hoặc các yêu cầu đặc biệt

Aptomat khối

2.5. Phân loại theo khả năng chỉnh dòng

Aptomat có định mức không đổi

Aptomat chỉnh dòng định mức

Aptomat khối chống giật

3. Chọn Aptomat cần đáp ứng các yêu cầu gì?

Chế độ làm việc ở định mức của CB thải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy qua CB lâu tuỳ ý. Mặt khác, mạch dòng điện của CB phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng.

Aptomat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn. Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, CB đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức.

Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB phải có thời gian cắt bé

4. Các thông số kỹ thuật của Aptomat

– In: Dòng điện định mức. VD: RAT6163 63A, In = 63A

– Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat. 

Ue: Điện áp làm việc định mức

– Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.

– Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.

– Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. 

– AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)

– AF: Ampe Frame (dòng điện khung).

– Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện.

– Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.

5. Ưu điểm của Aptomat Roman

Có thể thay thế cầu dao, đóng cắt nhanh, giảm hiện tượng hồ quang, quá tải dòng điện tự ngắt điện chính xác hơn cầu dao, không cần nối lại như dây sử dụng cầu chì

Các dòng Aptomat phổ biến

6. Cách lựa chọn Aptomat phù hợp

Việc lựa chọn aptomat, chủ yếu dựa vào: dòng điện tính toán đi trong mạch; dòng điện quá tải; tính thao tác có chọn lọc.
Ngoài ra lựa chọn Aptomat còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải và Aptomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn ( thường xảy ra trong điều khiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ)
Yêu cầu chung là dòng điện định mức của mức bảo vệ Iap không được bé hơn dòng điện tính toán của mạch: Iap>=Itt

Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ bằng 125%, 150% hay lớn hơn nữa so với dòng điện tính toán của mạch.

Sau cùng ta chọn Aptomat có thông số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu.

8. Mua Aptomat ở đâu?

Thương hiệu thiết bị điện Roman với nhiều năm có mặt trên thị trường, được khẳng định về chất lượng sản phẩm, nhiều năm liền là thương hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” do chính người tiêu dùng bình chọn. Roman cam kết mang đến cho quý khách sản phẩm uy tín, cao cấp, mẫu mã mới, tốt nhất với giá thành phải chăng đến hàng triệu ngôi nhà Việt.

Gọi cho chúng tôi; Hotline: 0886002825 để được hỗ trợ thông tin và đặt hàng.